Chủ Nhật, 30 tháng 9, 2007
Phóng sự mùa cưới - phần 1
Váy nào hợp với dáng em ???
Kết luận là chưa có cái nào. Đón xem phần 2...
Thứ Sáu, 28 tháng 9, 2007
Thứ Ba, 25 tháng 9, 2007
Trung thu
Trời xanh cao vời vợi màu hồ thủy, nắng như tơ, từng sợi thả xuống óng ánh. Hà Nội dịu dàng, hồi hộp đón mùa cốm mới. Đây đó thấp thoáng bóng áo nâu quẩy đôi gánh chung chiêng, bên trong lấp ló những quả thị vàng mượt, những quả ổi chín hồng tỏa mùi thơm thôn dã, bình dị, xưa xưa cổ tích…Trên những hàng cây loáng thoáng vài chiếc lá vàng… Mùa thu Hà Nội hanh hao đã đổi chỗ mùa hạ nồng nàn, cháy bỏng.
Tôi ở phương nam, một năm chỉ có hai mùa mưa, nắng. Nắng đổ xuống như chảo lửa cứ hừng hực như đốt cháy cả lòng người. Mưa thì như nghiêng trời lệch đất, nước cuồn cuộn trôi, trôi tuột mọi thứ, con người cũng muốn tan theo nước mà trôi đi.
Người phương nam là tôi đã được tặng một món quà tuyệt đẹp của phương Bắc, của Hà Nội, mà không phải lúc nào cũng có thể có - mùa thu Hà Nội, mùa đẹp nhất trong năm, thơ nhất trong năm, mà phương Nam không bao giờ có được. Khẽ khàng, mỏng manh trong hơi sương sớm, se se trong cơn gió nhẹ bảng lảng qua các con phố… Mùa thu Hà Nội như một thứ men ngọt ngào, nhấp từng giọt, từng giọt để say hồi nào không biết, và cứ muốn say mãi.
Cốm Làng Vòng, hương vị thu Hà Nội, nét lạ đầy ấn tượng. Những hạt cốm xanh ngọc mang hương trời khí đất, cả hồn quê, được bọc bằng chiếc lá sen phảng phất hương thơm thoát tục, bên ngoài buộc thêm sợi rơm vàng, như gói những nét tinh tế lên hàng nghệ thuật một món quà dân dã của người Hà Nội.
Ngay cả đến cách ăn, người Hà Nội cũng biến thành một nghệ thuật thưởng thức. Không phải xúc từng muỗng (thìa) lớn như ở phương nam khi ăn cốm dẹp trộn dừa, xúc hết muỗng này tới muỗng khác, ào ào một lúc là hết. Cốm Vòng đựng trong lá sen, chụm mấy ngón tay nhúm vài hạt, bỏ vào miệng, nhẩn nha vị cốm dẻo, ngọt thơm, tan từ đầu lưỡi thấm vào… để cảm nhận hết hương vị trời đất, đồng quê, nắng gió...
Ở phương nam, mùa hạ là mùa hội tụ các loại cây trái. Ở Hà Nội, hình như mùa thu mới là lúc trái quả phô diễn hết sắc vị được tích tụ, chắt lọc. Hồng đỏ mọng môi ngọt lịm, na xanh biếc thanh tao, bưởi vàng ngọt mát the the đầu lưỡi, nhãn nâu ngọt đậm đà…
Đặc biệt là một thứ quả chỉ có ở Hà Nội - quả sấu. Vàng ươm, chua ngọt, một thứ quả không phải để bày biện cho đẹp cho sang, nhưng len lỏi khắp nơi trong đời sống, từ nhà hàng đặc sản đến bữa ăn nghèo đạm bạc bình dân, từ quí cô, quí bà đến các em bé bán báo dạo trên phố cũng đều ưa thích.
Những quả sấu chín vàng đựng đầy trong rổ hay chất một đống nhỏ trên mảnh nilon ở hè phố, ở góc chợ…, nhìn ngồ ngộ, quê mùa, xấu xí, nhưng sao hấp dẫn đến kỳ lạ. Tôi đã đứng thật lâu quan sát, thấy thứ quả bình thường mà có sức mê hoặc đến hết thảy mọi người không phân biệt sang hèn. Thảo nào mà trong văn trong thơ viết về Hà Nội, nhiều người nhắc đến quả sấu như một nỗi nhớ, một mối tình vấn vương, một kỷ niệm ấu thơ rất riêng của Hà Nội, không lẫn vào đâu được.
Mùa thu Hà Nội, không chỉ là cái nắng vàng tơ mơn man, ấm áp, là bầu trời thăm thẳm trong vắt không gợn mây, là hương quả đầy mời gọi, mà còn là nét quyến rũ đến ngọt say người phương nam từ những đêm trăng và hoa sữa. Đêm và hoa mùa thu Hà Nội đẹp lạ lắm. Đêm tĩnh lặng, nhẹ lâng lâng, trong veo. Những ồn ào, vất vả của ngày hình như ngủ theo mặt trời. Ánh trăng rằm phủ xuống vầng sáng mát lạnh, bóng hàng cây hoa sữa sẫm màu.
Đêm đẹp như mộng. Đêm sóng sánh, hoa sữa ngọt say thả mùi hương theo gió lan tỏa cả mặt hồ. Trăng, hoa lẫn vào sương giăng mỏng mờ, lãng đãng, bí ẩn. Bầu trời lấp lánh các vì sao như bức tranh cẩn vụn kim cương của nghệ sĩ thần tiên dành riêng ban tặng cho những ai thức cùng đêm. Tôi đã đi như thế, cảm nhận vẻ đẹp của đêm thu Hà Nội mãi đến khi sương tụ lại từng giọt đọng trên lá cỏ. Đâu đó, nhịp thở của một ngày mới sắp bắt đầu.
Mùa thu - món quà tặng của Hà Nội cho người phương nam như tôi, giống vị ngon, vị ngọt, hương say của môi hôn tình đầu.
Nỗi niềm mùa Trung Thu
Ở quê tôi, và rất nhiều miền quê khác nữa, Tết Trung Thu dành cho trẻ con bao giờ cũng sôi động, rộn rã. Thành thói quen từ lâu, ngoài việc chuẩn bị các thứ thiết yếu để cúng rằm như: thịt lợn, mâm ngũ quả, bánh nếp, bánh tẻ… bà tôi vẫn không quên mua cho tôi một cái trống nhỏ cùng với đèn ông sao, để khi ăn rằm xong, còn đi trông trăng cùng bạn bè trong xóm.
Trời sâm sẩm tối, cũng là lúc ông trăng bắt đầu chồi lên khỏi ngọn tre phía sân nhà. Lúc đầu trăng còn mờ mờ, rồi sau trăng tươi tắn, rực rỡ vô ngần. Rõ đến nỗi, đẹp đến nỗi có cảm giác nhìn thấy cả chú cuội ngồi dưới gốc cây đa.
Ngôi làng nhỏ của tôi, dù chưa có điện nhưng rực rỡ lên vì ánh sáng của muôn chiếc đèn lồng được kết từ những tờ giấy gói oản. Tiếng trống vang vang thúc giục cả lũ trẻ con chúng tôi vào cuộc. Giống như các bạn, chỉ cần nghe tiếng trống, tôi đã trực sẵn để nhập cuộc. Trước khi đi chơi, bà còn dúi vào tay tôi chiếc bánh rậm, đề phòng khi đói.
Tiếng trống vang đến đâu, y rằng lại có thêm mấy đứa trẻ ùa ra. Đám trẻ con chúng tôi như bầy chim nhỏ nô đùa, rước đèn dưới trăng.
Rước đèn ông sao sao năm cánh tươi màu
Cán đây rất dài, cán cao qua đầu
Em cầm đèn sao em hát vang vang
Đèn sao tươi màu của đêm rằm liên hoan...
Cứ thế chúng tôi hăng say hát hò, nhảy múa đến tận khuya mới phá cỗ, khi trăng bắt đầu mang thứ ánh sáng diệu kỳ sang xứ khác. Trong đám trẻ, có nhiều đứa buồn, vì ngày rằm tháng tám như trôi đi nhanh quá.
Theo thời gian, lũ trẻ chúng tôi lớn lên cùng đổi thay của đất nước, mỗi đứa một công việc, có đứa đi xa, nhiều đứa ở lại làng, có đứa thành đạt, có đứa còn dang dở… Nhưng kỷ niệm của những đêm Trung Thu vẫn còn nguyên vẹn.
Tết Trung Thu bây giờ - từ lúc nào không rõ, hình như cũng là “Tết” của người lớn. Đêm Trung Thu, nhiều nhà đổ ra đường, cùng với đám con cái ngắm trăng, "ngắm" Tết Trung Thu.
Có lần, giữa đám đông vui vẻ, bỗng một đứa trẻ ở đâu xen vào chìa cái mũ ra trước mọi người. Nhiều người xua tay ra hiệu đi chỗ khác. Nhưng cũng có một vài người bỏ vào cái mũ nhỏ ấy một chút tiền hoặc quà. Đứa trẻ lễ phép cúi người xuống cảm ơn. Tự nhiên tôi thấy xót xa. Giờ này, đáng ra em đang ngồi bên mâm cơm cùng gia đình vui đón Tết Trung Thu, hoặc cùng bạn bè đi phá cỗ. Giờ này em phải vui mừng với chiếc đèn ông sao trong bộ quần áo mới đón trăng.
Mà đâu chỉ riêng em, còn có nhiều cái bóng nhỏ nhoi, xiêu xiêu cúi mình chìa tay với hy vọng được chia sẻ. Nhưng đáp lại cái cử chỉ lễ phép ấy, cũng có nhiều cái phẩy tay xua đuổi, nạt nộ.
Đêm khuya, người đi chơi Trung Thu lại dòng dòng trở về tổ ấm. Những ngôi nhà đóng chặt cánh cửa hạnh phúc. Nhưng dưới những mái hiên sang trọng, hay trên những nhà chờ xe buýt, lẫn trong đám người lớn lang thang, những đứa trẻ không biết đến Tết Trung Thu vẫn còn nhiều lắm.
Ánh trăng rằm
Trung Thu năm nay đến gần hơn trong cái se lạnh rất thu của Hà Nội, dù rằng lá vàng trên góc phố chưa rơi nhiều, con đường tôi đi lại đưa đón đứa cháu ngoại đi học chưa ánh lên màu vàng rực của những chiều thu muộn. Hai ông cháu chậm rãi đi trên hè phố, tay trong tay.
Có lẽ những mùa thu trước đã mờ phai trong trí nhớ của cháu, nên cháu vẫn hỏi lại tôi những câu hỏi thơ ngây: “Trung Thu là gì hả ông?”, “ Làm thế nào để đón Trung Thu?”, “Trung Thu cháu có được đi chơi không?” … Không khó cho tôi khi kể cho cháu nghe về rằm Trung Thu, vì trong tôi còn đọng bao ký ức của những Trung Thu Hà Nội xưa. Nhưng khi nói về ánh trăng, ánh trăng rằm Trung Thu, thì thú thật tôi đã phải ngập ngừng…
Một cánh đồng tràn ngập ánh trăng vàng, một lối ngõ và hàng tre quấn quít sẽ rung lên trước cơn gió nhẹ, một đường phố nằm dài dưới ánh trăng dịu dàng, một làn trăng mỏng ùa vào qua cánh cửa mới mở … Trời ơi, tôi sẽ nói gì về ánh trăng cho cháu hiểu đây? Không có ánh trăng rằm thì làm gì có Tết Trung Thu.
Tìm ánh trăng nội đô Hà Nội ở đâu. Một điều bình thường thế không ngờ cũng thành câu hỏi. Ừ, lâu nay tôi cũng đã quên đi ánh trăng rằm, cũng như chả để ý đến trời Hà Nội hôm nào trong xanh hay có những dải mây trắng như bông. Vì thực ra, làm gì có lúc nào ngẩng đầu để mà ngắm trời. Đi trên đường, lo “làm chủ tốc độ”, về đến nhà, một ống sáng điện.
Một năm một lần, khi các con còn nhỏ, gia đình tôi thường đi ra biển, cũng được ngắm trời, và hoạ hoằn ngắm trăng. Các con lớn cả, chúng chả đi với bố mẹ nữa, thành ra những kỳ nghỉ hè được ngắm thiên nhiên phóng khoáng cũng không còn, nói gì đến ngắm trăng.
Tôi chợt giật mình, thì ra lâu nay có lẽ phần đông các cháu ở nội đô Hà Nội, toàn ngắm trăng rằm Trung Thu qua ti-vi và phá cỗ Trung Thu dưới ánh điện(!). Rằm Trung Thu ồn ào với đồ chơi Tàu. Cũng vẫn truyền thống xưa: đèn ông sao, múa sư tử, phá cỗ với ngồn ngộn các loại bánh Trung Thu. Nhưng hình như người ta quên mất cái chính tạo nên rằm Trung Thu – đó là ánh trăng.
Rằm này, tìm đâu ánh trăng cho cháu nhỉ. Phải lên cao, nhưng nhà mình làm gì có sân thượng. Nhìn qua cửa sổ, trăng có ở hướng này đâu. Hay ra đường cao tốc, xa quá! Hay ra Hồ Gươm, chắc chả chen được. Có lẽ ra Lăng Bác, ra hồ Tây, hồ Trúc Bạch, nghe nói đường quanh hồ đã xong, chắc ngắm được trăng. Nhưng còn ánh điện. Làm sao ánh trăng mịn màng toả xuống được khi ánh điện từ những đèn com-pắc hiện đại sáng bừng cả không gian? Ánh trăng mảnh mai như lụa, nó yếu lắm, bởi chắc nó đến từ những làng quê xa tít sau những rặng núi xa mờ phía chân trời …
Làm sao để cháu hứng được ánh trăng đầy lòng bàn tay - một ánh trăng thật, như ngày xưa ông từng ngỡ ngàng một cảm giác kỳ lạ của ánh trăng rằm mỗi độ thu về?
Thứ Bảy, 22 tháng 9, 2007
Thứ Hai, 17 tháng 9, 2007
Cà phê Sài Gòn và những điều rất riêng
Bạn của mình!
Mình đang ngồi trong quán cà phê Tĩnh Lặng - cái quán mà một lần cậu vào thăm Sài Gòn, chúng ta thường ở đó hàn huyên chuyện cũ. Có lẽ vì thế mà giờ đây mình thấy nhớ cậu da diết. Cũng góc nhìn ấy, cũng cái bàn này nhưng thiếu đi một người, trống ra một chỗ ngồi…
Hai đứa ở hai nơi nhưng cả cậu và mình đều có chung sở thích lang thang đi tìm những quán cà phê độc đáo, dù nó ở bất kỳ hang cùng ngõ hẻm nào. Mình biết cậu rất yêu những quán cà phê cũ kỹ nhưng ấm cúng ở Hà Nội, những quán trà vỉa hè với bà cụ tóc bạc ngồi dưới gốc cây sẵn sàng trao cho khách chén trà nóng làm ấm lòng những người bộ hành giữa trời đông giá.
Mình đã về Hà Nội nhiều lần, được dẫn đến rất nhiều quán cà phê mà cậu yêu thích. Những lúc đó, mình thích quán cà phê ấy nhưng cũng nhớ cà phê Sài Gòn da diết.
Người nào từng gắn bó và yêu những quán cà phê Sài Gòn sẽ biết từng thời điểm ngồi ở quán nào, mới cảm nhận hết được những nét đẹp của đất trời, của mỗi quán.
Ở đây, mình có một không gian rộng hơn với vòm cây xanh um xòe tán trên đầu và tiếng chim hót líu lo trong trẻo. Chỉ cần nhắm mắt lại, đắm chìm vào bản nhạc du dương của thiên nhiên hay mở mắt ra quan sát một con chim hót trong lồng, một chiếc lá vàng đang rơi, một cử chỉ tình nghĩa khi cụ ông đưa chiếc khăn cho cụ bà lau giọt mồ hôi sau buổi tập thể dục, chắc chắn cậu sẽ có cơ hội nhìn rõ hơn gương mặt cuộc sống, thấy cuộc sống đẹp bởi những điều thật bình dị.
Buổi chiều, mình thích ngồi ở những quán như Tĩnh Lặng, hay những quán sân vườn khác để cảm nhận được cái yên tĩnh của một khu vườn. Đây là thời điểm quán vắng nhất, nhiều khi chỉ có ta với ta. Gọi một ly cà phê ngồi nhâm nhi với bóng hoàng hôn, mình cảm thấy cuộc sống này thật yên bình. Ngồi nhìn buổi chiều đi qua và suy tư, mỗi người sẽ hiểu được cái đẹp của nỗi buồn, cái đẹp của sự cô đơn hoang vắng. Chỉ cần thế rồi đi, nhưng tâm hồn sẽ cảm thấy nhẹ tênh giữa gánh nặng đời thường.
Buổi tối là thời gian dành cho bạn bè. Đây là lúc Sài Gòn rực rỡ ánh đèn màu, cũng là lúc phân biệt rõ nét nhất từng phong cách cà phê. Nếu ai thích ồn ào, náo nhiệt hãy đến những quán sang trọng, trang trí cầu kỳ hay những phòng lạnh nhạc đập ầm ĩ và lẽ dĩ nhiên đến chỉ để nghe nhạc, khó có thể nói chuyện được với nhau.
Nếu ai thích nhẹ nhàng lãng mạn, hãy đến những quán sân vườn hoặc những quán trang trí theo phong cách cổ điển có khi là kiểu Pháp, có khi là kiểu đèn lồng Hội An hay kiểu mái rạ Bắc Bộ, ngồi thưởng thức nhạc tiền chiến, nhạc nhẹ hay nghe piano mà vẫn có thể tâm tình cùng bạn bè.
Những lúc buồn, mình hay đi một mình, đến một quán quen, ngồi vào góc tối nhất, nhìn thiên hạ qua lại và có khi ngồi… khóc. Mình vẫn nhớ mãi cái quán ấy, nơi có ông chủ tốt bụng đã từng chia sẻ khi mình ngồi lặng lẽ khóc ở một góc quán. Ông đã mang bánh ra cho mình ăn, lắng nghe mình nói, cho mình những lời khuyên và khi ra về đã không… tính tiền.
Ông là một nhiếp ảnh gia, đồng thời là một người say mê Thiền nên từ ông mình đã "ngộ" ra rất nhiều điều chân lý của cuộc sống. Khi nào cậu vào, nhất định mình sẽ dẫn cậu tới đó để ngắm những bức ảnh lưu lại nhiều khoảnh khắc tuyệt vời của nhân gian mà ông đã đi khắp mọi nẻo đường đất nước ghi lại.
Những lúc mưa, cầm ô lang thang đến một quán cà phê nào đó hay ngồi sẵn ở quán và ngóng cơn mưa đến rồi đi qua cũng là cách để tâm hồn mình thanh thản và sâu lắng. Cậu biết chỗ nào ngồi ngắm mưa thú vị nhất Sài Gòn không? Đó là căn gác của quán Gió Bấc gần Hồ Con Rùa đấy.
Những giọt mưa rơi trắng xóa mặt hồ dù nhỏ qua làn kính vẫn mang một nỗi buồn xa vắng liêu trai. Và nếu ai cảm thấy tâm hồn mình ngày càng khô cứng, ngày càng dửng dưng, hãy chọn một chiều mưa, đến quán và ngồi vào cái bàn ngóng ra mặt hồ, chắc chắn những hạt mưa sẽ làm lòng mềm lại.Đôi khi cuộc sống làm tâm hồn con người ta chai sạn không thể khóc được thì khoảnh khắc ấy, giọt nước mắt trong như pha lê biết đâu sẽ long lanh trên má và rửa hết những lấm láp bụi đời.Sài Gòn còn có những quán bờ sông rất lãng mạn. Nếu như Hà Nội có nhiều quán cà phê ven hồ thì cà phê bờ sông là một nét riêng rất Sài Gòn.
Sáng chủ nhật, nếu cậu muốn gặp gỡ bạn bè, ngồi tán chuyện hay đánh bài tiến lên thì hãy tìm mình nhé, nhất định mình sẽ dẫn cậu đến một cái quán mà cậu sẽ có cảm giác hình như mình đang ngồi giữa mênh mông sông nước, giữa đại ngàn gió thổi.
Cậu cứ quay lại Sài Gòn một lần nữa đi với thời gian và sự rảnh rỗi, mình sẽ dẫn cậu khám phá những quán cà phê độc đáo ở Sài Gòn mà chắc chắn khi về cậu sẽ nhớ mãi. Tất nhiên có nhiều quán mình chẳng kể ra đây vì mình muốn bí mật để tạo cho cậu sự ngạc nhiên. Hãy đến tìm mình khi cậu muốn tìm sự khác biệt giữa cà phê Hà Nội và Sài Gòn nhé!
Tạm biệt và hẹn gặp lại giữa Sài Gòn!
Dư âm mùa hạ
Tương tư sấu gọi đêm hè
Những quả sấu xanh có thể được dầm chín mà chắc chỉ có các cô làm hàng sấu dầm mới có bí quyết. Và phải là người sành ăn lắm thì bạn mới có cơ hội được chén thỏa thuê từ những chậu sấu ngâm cao ngồn ngộn bắt mắt. Sấu cũng là một báu vật của các bà nội trợ tài ba.
Trưa hè oi bức, nóng nực, bữa cơm với đĩa rau muống luộc, đĩa đậu phụ rán vàng, chút nước mắm Phú Quốc màu nâu trong suốt điểm vài lát ớt, vài ba quả cà muối xổi, cộng thêm một bát nước rau luộc “đánh” với dăm ba quả sấu thì đúng là ăn tiệc cũng không bằng. Nước rau dầm sấu có vị khác hẳn khi dùng me hay chanh, bởi chỉ có sấu mới có cái vị chua dìu dịu, “đủ độ” lạ lùng ấy.
Và khi cái nóng mùa hè lên đến đỉnh điểm thì sấu lại đuợc chế biến thành thứ nước giải khát vô cùng thơm ngon và bổ dưỡng. Những quả sấu được ngâm vàng cho vào cốc, thêm chút nước đường ngâm sấu, một vài cục đá đập nhỏ, khuấy đều lên, nhấp từng ngụm nhỏ, rồi cắn một miếng sấu, bạn sẽ cảm nhận ngày hè không còn oi ả nữa mà chỉ thấy ngọt ngào, dịu dàng, và sảng khoái vô cùng.
Dù sấu dầm có ngọt ngào thế nào đi chăng nữa, thì món ô mai sấu vẫn không thể thiếu trong thực đơn các món sấu... Không khác mấy so với những loại ô mai, ô mai sấu khi làm phải chọn những quả sấu già hoặc sấu đã chín, mang phơi khô, ngâm với đường, với muối, ủ với gừng giã nhỏ trong một thời gian nhất định.
Nhưng vị ngon của ô mai sấu thế nào, lại tuỳ thuộc vào bí quyết của mỗi người làm hàng. Thế thôi, không cầu kì nhưng sao ô mai sấu đã khiến bao nữ sinh, thiếu nữ Hà Nội mê mẩn. Nó chẳng khác nào một người tình dịu dàng, êm ái, ngọt ngào mà ai đã lỡ yêu rồi thì khó lòng từ bỏ.
Tháng 8, “Hà Nội mùa thu, cây cơm nguội vàng, cây bàng lá đỏ” đã ùa về từ khi nào chẳng ai hay. Tiết trời Hà Nội sáng đầu thu trong lành, mát mẻ, bầu trời như cao hơn và xanh hơn. Một mình lang thang, tạm quên đi mọi âm thanh ồn ào của cuộc sống, vô tình bước chân đến con phố Phan Đình Phùng, hay Trần Phú, con phố của những hàng cây sấu già.
Đi bộ thật chậm, thật thư thái, hẳn bạn sẽ bị những hàng cây sấu thân sù sì mang sức sống bí ẩn của thời gian hút hồn ngay lập tức. Và cứ thế, bạn hãy lắng mình vào mùi hương của sấu chín.
Vì đã là đầu thu nên sấu rụng nhiều lắm, lượm một lúc thôi bạn có thể ẵm đầy sấu chín trong lòng bàn tay. Những quả sấu già với màu vàng nhạt, điểm chút rám trên da. Như người phụ nữ tuổi 30, những quả sấu chín không cầu kì, không điệu đà nhưng trông duyên dáng và quyến rũ lạ thường.
Sấu chín vẫn luôn luôn là thức quà khiến người ta không thể làm ngơ, nhất là với những thiếu nữ, thiếu phụ Hà thành. Tuổi thơ mỗi người trong chúng ta ai chẳng từng một lần thích thú, tìm kiếm mò mẫm trong đám sấu lăn lóc trên vỉa hè một quả sấu chín.
Sấu chín mà gọt vỏ rồi chấm với muối ớt thì tuyệt vời, không có gì bằng. Chút vị chua thanh thanh còn sót lại quyện cùng vị ngòn ngọt, nhẹ nhàng, thơm thoảng của quả sấu chín, cứ đọng lại ở mãi nơi đầu lưỡi. Rồi cả âm thanh rộp roạp giòn tan khi cắn một miếng sấu thì không thể lẫn đi đâu được. Đố ai có thể kiềm lòng mà không nhót một quả cho vào miệng nhai rau ráu.
Sấu chín Hà Nội dường như đã trở thành một người bạn, một kỷ niệm vương vấn không thể thiếu được với lứa tuổi học trò. Những cô cậu “nhất quỷ nhì ma” sau một mùa hè nghỉ ngơi đến mùa thu tựu trường, gặp lại nhau, không quên tâm sự, thầm thì kể cho nhau nghe biết bao chuyện nghịch ngợm thú vị, cùng dư âm ngọt ngào của sấu chín, dư âm mùa hạ.
Hà Nội với bóng Tháp Rùa, những cơn mưa đầu hạ, ngõ nhỏ phố nhỏ, mùi hoa sữa, chiều Hồ Tây, đêm trở gió,... nhiều thứ lắm để những ai đi xa Hà Nội tự hào và nhớ về. Nhưng một mùa hè ngập tràn sấu xanh, hoa sấu chua chua nhè nhẹ rụng trắng vỉa hè và những quả sấu vàng còn sót lại, vẫn làm bâng khuâng, xao xuyến những ai từng sống và trót yêu Hà Nội. Vẳng trong ký ức những ca từ nhung nhớ: “Rồi mùa thu qua mùa đông cũng đi qua. Để mặc cho cây lộc vừng đứng đó. Để góc phố ngạt ngào mùi hoa sữa. Đến cả hàng cây sấu cũng bơ vơ”.
Thứ Năm, 13 tháng 9, 2007
Thứ Tư, 12 tháng 9, 2007
Thứ Sáu, 7 tháng 9, 2007
Love It? Check the Label
UNTIL recently, Bill Allayaud, who works as a director for the Sierra Club in Sacramento, thought people who checked labels on clothing or toys to make sure they were “Made in the U.S.A.” were everything he was not: flag-waving, protectionist, even a little xenophobic.
But lately, he said, he is becoming one of them.
“Everything I buy now, I look at the label,” said Mr. Allayaud, 56, who explained that the “buy American” movement — long popular among blue-collar union workers and lunch-pail conservatives — no longer seemed so jingoistic, and was actually starting to come into vogue for liberals like himself who never before had a philosophical problem with Japanese cars or French wine.
He said the reasons for his change of heart are many: a desire to buy as many “locally made” products as possible to reduce carbon emissions from transporting them; a worry about toxic goods made in the third world; and a concern that the rising tide of imports will damage the economy and hurt everybody.
“Every time you see ‘Made in China,’ ” he said, “you think, ‘wait a minute, something’s not right here.’ ”
“Made in the U.S.A.” used to be a label flaunted primarily by consumers in the Rust Belt and rural regions. Increasingly, it is a status symbol for cosmopolitan bobos, and it is being exploited by the marketers who cater to them.
For many the label represents a heightened concern for workplace and environmental issues, consumer safety and premium quality. “It involves people wanting to have guilt-free affluence,” Alex Steffen, who is the executive editor of www.worldchanging.com, a Web site devoted to sustainability issues, said in an e-mail message. “So you have not only the local food craze but things like American apparel, or Canadian diamonds instead of African ‘blood diamonds,’ or local-crafted toys.”
With so many mass-market goods made off-shore, American-made products, which are often more expensive, have come to connote luxury. New Balance produces less expensive running shoes abroad, but it still makes the top-of-the-line 992 model — which the company says requires 80 manufacturing steps and costs $135 — in Maine. A favorite in college towns from Cambridge, Mass. to Berkeley, Calif., each model 992 features a large, reflective “USA” logo on the heel, and an American flag on the box.
American Apparel, which carries the label “Made in Downtown LA” in every T-shirt and minidress, famously brought sex appeal to clothing basics that are promoted as “sweatshop free.” In the process it won the allegiance of young taste-makers.
Many of the American designers now showing collections at New York Fashion Week, which runs through Sept. 12, will have their goods stitched in foreign factories, a reflection of the battering of American garment manufacturing. From 2001 to 2006, clothing production in the United States declined by 56 percent, the American Apparel & Footwear Association said.
American high-fashion designers who do make clothes domestically tend to be too small, or in the case of Oscar de la Renta and Nicole Miller, willing to pay a premium in labor costs in order to maintain strict quality control.
But these brands have yet to exploit the cachet of “Made in the U.S.A.” in their marketing, in the way that some non-runway labels have seized upon. The designer Steven Alan, for one, while avoiding the Bryant Park tents, makes his distinctive rumpled dress shirts, which sell for $168, in factories in the United States, many in New York City. His “Made in the U.S.A.” labels include an embroidered American flag, which he said helps send a subtle message to his target consumer — downtown, hip, discerning — that his clothes are not just another mass-market knock-off from Asia.
Even though it is not always justified, “there is a perception that because it is made overseas,” he said, clothing is produced to the “lowest common denominator — there is not the attention to detail.”
Any move by the affluent left to conspicuously “Buy American” seems like an inversion of the internationalist sensibility that it always wore as a badge of distinction, said Robert H. Frank, an economics professor at the Johnson school of management at Cornell. These people tended to be ardent free-traders as recently the Clinton years.
“They always think of themselves as more sophisticated,” Professor Frank said. “The farther away something comes from, the presumption, the better it is.”
The evolving image of many American-made products as small-batch, high-craftsmanship products is true in other connoisseur-friendly industries as well. Fender, the guitar maker, builds entry-level electric guitars in Mexico, but it still makes higher-end Stratocasters and Telecasters — including its hand-made Custom Shop models, which sell for several thousand dollars — in California.
In bicycles, too, Schwinn and Huffy have decamped to Asia, leaving high-end specialty companies like Trek and Cannondale alone making bikes in this country, where there is “a greater sense of craft and small scale,” said Matthew Mannelly,the chief executive officer of Cannondale. The company recently started producing its “entry level” bikes, priced $500 to $1,000, in Asia, but says it still makes the bulk of its product line — and its best bikes — in Bedford, Pa.
The new prestige of “Made in America” was not lost on Elizabeth Preston, a cycling advocate in Washington. While Ms. Preston, 33 , said that politically she is as “as far left as you can go,” she nonetheless felt drawn to the Handbuilt in the U.S.A. sticker on the $1,250 Trek road bike she bought for her boyfriend a few weeks ago. Since then, she has been showing off the sticker to friends.
“There’s something about the idea of the workmanship and supporting the United States’s economy,” she said.
Stephanie Sanzone, a graduate student in environmental policy at George Mason University, says she has seen ample evidence that a “buy American” attitude is expanding.
Ms. Sanzone, 47, who lives in Alexandria, Va., started the Web site www.stillmadeinusa.comthree years ago to list and promote American-made products, for environmental and economic reasons, she said.
Unlike many “Buy American” Web sites, which feature images of weeping bald eagles or quotations from Pat Buchanan, Ms. Sanzone, a Democrat, keeps her site nonpartisan. In the last month, she said, traffic has jumped fourfold, with new visitors including vegans, green shoppers, “Free Tibet” activists and visitors from the Web site democraticunderground.com. Many said the recall of Chinese-made toys inspired them to act, but many also told her that they were starting to expand their focus beyond toys.
“I’m getting all these impassioned e-mails saying, ‘I’m never going to buy anything made in China again,’ and it really is from a different crowd,” she said.
The recent recalls of Mattel toys, made in China with lead-based paint, prompted many parents to seek American-made toys. Joan Blades of Berkeley, Calif., president of MomsRising.org, a mothers’ rights advocacy group with 100,000 members, predicts many parents are going to be checking labels and favoring American-made products, even if they are as simple as wooden blocks, as the holiday season approaches. “I think more and more mothers are going to be particularly distrustful of goods made in China,” she said.
Indeed, some domestic companies, such as Stack & Stick, which produces building blocks, or Little Capers, which makes superhero costumes, are working American flags and “Made in the USA” messages into their advertising, as well as marketing themselves as a safe alternative.
Skeptics say there are limits to how far the National Public Radio demographic will go as it flirts with a cause long associated with the Rush Limbaugh crowd. It is hard to imagine, say, that people who tote reusable cotton bags to Whole Foods will ditch their beloved Saabs for an American-made Chevrolet Cobalt.
“People like that don’t even know where the Chevy store is,” said Ernie Boch, president of Boch Automotive in Norwood, Mass., who operates Honda, Subaru and Toyota dealerships in the Northeast. “It’s kind of like people who stay at the Four Seasons. They’ve heard of Motel 6, but they don’t stay there. It’s not part of their vernacular.”
Nonetheless, the new interest from yuppies in seeking out domestically made products is evident to traditionalists like John Ratzenberger, best known as the actor who played Cliff in “Cheers,” who grew up in the factory town of Bridgeport, Conn., and is now the host of “John Ratzenberger’s Made in America,” a Travel Channel show that celebrates craftsmanship at factories.
“When we started doing this show, we were accused of being xenophobic, flag-wavers,” said Mr. Ratzenberger, whose show began five years ago. “The more we did our show, the more people are looking around in their own towns, realizing once these companies close, it’s going to affect the fabric of their communities. Things they took for granted, like sponsors for Little League for example, aren’t there.”
“This,” he said, “goes right across the political spectrum.”
Just Add Roaches
TRAVELING is fun, except for the traveling part. If you live in Alaska or North Dakota or somewhere else where dashing to New York for the weekend seems a bit extravagant in these days of six-hour runway waits, it’s time to bring the city to you. (And not just in the form of presidential candidates like Mr. Giuliani and Ms. Clinton.) We’re talking about a weekend in a virtual New York City, a k a your own home.
For the sake of argument, let’s say you live in a suburban house, own a car, belong to Netflix and have the disposable income to pay $4 for a bagel. Adjust as necessary.
THE MENU
Friday dinner: Consider all the great New York dishes you could whip up at home — something from Danny Meyer and Michael Romano’s “Union Square Cafe Cookbook,” a Peter Luger-quality porterhouse, a big fat hot pastrami on rye. But just consider it, because cooking is out of the question. Order in Chinese.
Saturday breakfast: Order H & H bagels in advance via Federal Express from www.hhbagels.com. They’re pricey — two dozen for $59.95, delivery included, but they arrive in a state approximating fresh. (Sticker shock is part of the experience, anyway; they cost $1.10 each in New York.) Optional: Smoked salmon from Zabar’s: $42 a pound, plus shipping.
Saturday lunch: Find the nearest Nathan’s Famous Hot Dogs, which started in Coney Island but is now in 19 states. Eat a “bigger than the bun” dog, or go for Joey Chestnut’s record of 66 wieners in 12 minutes.
Saturday dinner: Order in pizza. Eat. When just scraps are left, release live cockroaches into the pizza box. (Cockroaches are available at www.wardsci.com; 10 for $19.95 or 50 for $79.99.)
Sunday brunch: Laze around the apartment and think about going to the gym, until you’re really, really hungry. Then head to your favorite pancake or omelet spot. Instead of walking right in, wait outside for at least 45 minutes, simulating the typical brunch wait in Manhattan.
ACTIVITIES
Check which weekends the Yankees and Mets are in town in September (Kansas City, Boston and Baltimore for the Yankees; Florida and Atlanta for the Mets); get tickets if you can. If not, try a classic New York City street game like stickball. The rules are at www.streetplay.com.
If you’re more cultured, scrutinize listings for Broadway road shows, or theater with New York themes (see westsidestory.com for coming dates in Cedar Rapids, Iowa, and Atlanta, among others). Or, just load up on DVDs of films and television series that ooze New York mood.
The Times critic A. O. Scott suggests (among others): “The Squid and the Whale” (2005), “Saturday Night Fever” (1977), “Sweet Smell of Success” (1957) and “Raising Victor Vargas” (2002); Manohla Dargis chimes in with “Taxi Driver” (1976), “The Panic in Needle Park” (1971), “The Apartment” (1960) and “Crooklyn” (1994).
In addition, entire seasons of “Seinfeld,” “The Jeffersons,” “The Honeymooners” and more are available on Netflix.
In between, check out Webcams of what’s actually going on in New York. Earthcam.com includes 11 angles of Times Square and those zany Central Park Zoo penguins. And tune in (on your computer) to New York radio streamed over the Internet. Everything from the NPR affiliate WNYC to New York’s leading Spanish-language station, La Mega (WSKQ-FM) is available.
CREATING THE CLIMATE
The real key to your weekend is going to be the little intangibles that make New York New York, and everywhere else merely everywhere else. (Those cockroaches were a great start.)
First, with private parking spaces selling for six figures in Manhattan, move your car out of the garage or driveway and onto the street. What time would you usually get up on Saturday? Take that hour (say, 9 a.m.), subtract two hours and five minutes and set your alarm. At 6:55 a.m., jolt awake, run outside in scandalously ratty or revealing clothing, and move your car to the other side of the street to simulate compliance with alternate-side-of-the-street parking rules. If it’s not moved by 7 a.m. sharp, donate $45 to your favorite “Victims of NYC Traffic Police” charity.
Then, there’s your place. It’s too big. New York is all about being cramped. So rope off half the house (maybe with yellow barricade tape) and, if you have children, force them to share a room. Optional: Using cellphones or walky-talkies, rig up a live feed from your neighbor’s house into yours. This should simulate the thin walls of a typical Manhattan apartment.
A weekend in virtual New York can be exhausting, so by the time Sunday night rolls around, you’re ready to call it quits. No such luck. Call your local fire department and see if they’re willing to break out the hook and ladder and have it go careering past your bedroom window, sirens blaring, horns honking — 4:30 Monday morning sounds just about right.
ON FILM
Two New York Times film critics suggest a baker’s dozen of films to bring that New York state of mind to your living room.
A. O. Scott
“The Plot Against Harry” (1970)
“Across 110th Street” (1972)
“Saturday Night Fever” (1977)
“Our Song” (2000)
“Raising Victor Vargas” (2002)
“The Squid and the Whale” (2005)
Manohla Dargis
“The Apartment” (1960)
“The Panic in Needle Park” (1971)
“Mean Streets” (1973)
“Taxi Driver” (1976)
“Escape From New York” (1981)
“Crooklyn” (1994)
Both
“Sweet Smell of Success” (1957)