Thứ Sáu, 29 tháng 2, 2008

TOM và JERRY

Giá mỗi cái bánh mỳ từ 1.500 VNĐ đến 2.000 VNĐ















Rau "siêu sạch"












Tiến sĩ Bùi Sĩ Doanh, Cục phó Bảo vệ thực vật, khẳng định như vậy khi đề cập đến hoạt chất thuốc tăng trưởng mà nhiều người sử dụng tưới rau. Tuy nhiên, ông không công nhận kết quả khảo nghiệm mà tiến sĩ Nguyễn Văn Khải vừa công bố.

- Vừa qua tiến sĩ Nguyễn Văn Khải đã tiến hành thí nghiệm độc lập việc sử dụng thuốc kích thích tăng trưởng mà người dân vẫn dùng trên một số loại rau và cho ra kết quả khác biệt so với khảo nghiệm trước đó. Ông nhìn nhận thế nào về việc này?

- Việc cảnh báo tác hại thuốc là rất cần thiết, để người sản xuất và tiêu dùng cảnh giác. Tuy nhiên, đưa ra cái gì cũng phải đảm bảo độ chính xác, tin cậy, từ đó mới có tính chất răn đe. Với một loại thuốc không có trong danh mục, muốn thử nghiệm phải có giấy phép của Cục Bảo vệ thực vật, và tuân thủ quy định khảo nghiệm do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành. Ông Khải đã không tuân thủ quy trình nên kết quả đưa ra không thể công nhận.

Tôi đã liên hệ với tiến sĩ Khải, nhưng không được (ông Khải đang công tác ở nước ngoài), sau đó cử người ra tận ruộng ở Thường Tín, Hà Tây, lấy mẫu về và nhận xét rau rất bất thường. Rau xà lách chất lượng phải cuốn chặt, nhưng ở thí nghiệm này lại dài ngoằng, màu vàng nhạt. Hãy đặt vấn đề, mục đích phun thuốc kích thích tăng trưởng của nông dân là vì lợi nhuận, vì muốn bán được sản phẩm, nên cho dù có phun quá liều thì cũng phải ra sản phẩm để có người mua. Nhưng với rau thí nghiệm thì đúng là không ai dám mua.

- Trước đó, Chi cục Bảo vệ thực vật Hà Nội đã làm thí nghiệm, nhưng kết quả rau phun thuốc không quá khác biệt với rau không phun. Ông giải thích thế nào về sự khác biệt quá lớn giữa hai cuộc thí nghiệm này?

- Riêng kết quả của tiến sĩ Khải mình không chứng kiến, không theo dõi từ đầu nên không bàn luận về nó. Còn ở Chi cục Bảo vệ thực vật Hà Nội, khi thông tin báo đài đăng tải về rau tăng trưởng, Chi cục đã làm thí nghiệm. Tôi xác định thí nghiệm đó mang tính định tính, chứ không phải định lượng, nhằm đánh giá xem thuốc có gây tác động gì đột biến trên rau hay không. Kết quả là có sự khác biệt, rau phun thuốc màu xanh thẫm hơn, có triệu chứng sử dụng thuốc.

- Nhiều ý kiến cho rằng cuộc thí nghiệm của Chi cục không đáng tin cậy. Ý kiến của ông thế nào?

- Đúng là cách bố trí thí nghiệm của Chi cục Hà Nội luống rau vẫn còn nhỏ so với quy định (theo quy định mỗi luống rau thí nghiệm phải có diện tích 50 m2, nhưng chi cục làm chỉ vài m2). Nhiệt độ ngoài trời lúc thử nghiệm khoảng 10 độ C cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của rau, nhưng không nhiều. Bởi xà lách là rau ôn đới, thích hợp với trời lạnh, sinh trưởng tốt nhất ở nhiệt độ 15-20 độ C.

Tuy nhiên, từ thí nghiệm, về mặt định tính, ta cũng có thể xác định sơ bộ là đương nhiên sử dụng thuốc kích thích tăng trưởng phải khác với không sử dụng, nhưng không có sự thay đổi đột biến.

- Cục Bảo vệ thực vật đã xác định thuốc tăng trưởng do dân sử dụng là gì, tác hại ra sao?

- Chúng tôi đã chiết xuất được, đó là Giberellic acid. Hoạt chất này có trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật của VN và hiện có khoảng 20 tên thương mại của 20 cá nhân, tổ chức đăng ký. Tuy nhiên, riêng loại GA3 (sử dụng hoạt chất này), xuất xứ của Trung Quốc, thì lại chưa được cá nhân, tổ chức nào đăng ký, thử nghiệm nên bị nghiêm cấm buôn bán, sử dụng.

Giberellic acid trên thế giới được sử dụng nhiều, có tác dụng làm tăng khối lượng, làm ngắn quá trình phân chia tế bào và làm tế bào dài ra, tăng hóc môn sinh trưởng. Nếu dùng đúng liều lượng thì không bao giờ ảnh hưởng đến chất lượng nông sản, cũng như tới sức khỏe người tiêu dùng.

Tuy nhiên, nếu không tuân thủ đúng quy trình sử dụng thì Giberellic acid cũng như các thuốc bảo vệ thực vật khác khi vào cơ thể quá liều cho phép đều có thể gây độc. Theo phân loại của tổ chức y tế thế giới, Giberellic acid là hoạt chất độc loại 3, gây độc qua miệng chuột là 5.000 mg trên một kg trọng lượng, gây độc cho thỏ là trên 5.000 mg trên một kg da thỏ. Đối với Nhật Bản, mức dư lượng tối đa cho phép là 0,2 mg/kg rau, đối với Đài Loan là 5 mg/kg. Việt Nam dựa vào quy định của Nhật Bản với Đài Loan.

- Điều người dân quan tâm là thuốc ảnh hưởng thế nào tới người tiêu dùng, nếu dùng quá liều. Cục và Bộ đã chủ động phối hợp với Bộ Y tế để điều tra vấn đề này thế nào?

- Để nghiên cứu cụ thể thì có lẽ bên y tế chủ động, còn nói bên cục thì sẽ phối hợp theo đúng chức năng.

- Từ việc sử dụng GA3 ngoài danh mục, ông đánh giá thế nào về tình trạng sử dụng thuốc kích thích tăng trưởng nói chung ở VN?

- Phải công nhận rằng có tình trạng dân sử dụng thuốc ngoài danh mục và sử dụng quá liều cho phép. Một năm Cục chỉ đạo tiến hành khoảng 5.000 thanh tra về sử dụng thuốc. Đa số người dân sử dụng thuốc sai quy trình (chiếm 70%), sai về thời gian cách ly (20%).

Nguyên nhân là ý thức của người dân còn hạn chế, mặc dù biết không đúng song vẫn cố tình làm. Bản thân Cục đã cố gắng rất nhiều trong việc chỉ đạo, huy động kinh phí để tập huấn cho nông dân sử dụng an toàn thuốc bảo vệ thực vật, hoa tiêu cho bộ nhiều chính sách trong quản lý, tuy nhiên kết quả vẫn chưa được như mong đợi.

- Ngoài việc ban hành văn bản, chỉ đạo, Cục còn có trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc thực hiện. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng việc này đang bị thả nổi. Ông nghĩ sao trước ý kiến này?

- Không thể nói là thả nổi. Ngoài việc thanh tra sử dụng thuốc, hằng năm Cục tiến hành khoảng 500 cuộc thanh tra, ngoài ra còn có sự thanh kiểm tra của 64 chi cục về sản xuất kinh doanh và gia công thuốc. Tuy nhiên, với dân số mình làm nông nghiệp lên đến 70%, trong khi ở trạm nông nghiệp huyện chỉ có một thanh tra bảo vệ thực vật thì rất khó kiểm soát hết. Chính quyền địa phương không vào cuộc thì không thể làm được.

Một khó khăn khác là hiện chỉ có thanh tra viên được quyền xử phạt tối đa 200.000 đồng cho một hành vi vi phạm. Còn Chánh thanh tra Cục và thanh tra chi cục không được thừa nhận nên không có quyền xử phạt. Nói thẳng ra là đang bị cầm chừng trong hoạt động thanh tra. Bộ Nông nghiệp đang cùng Bộ Tư pháp kiến nghị giải quyết.

- Cuối cùng, ông có khuyến cáo gì với người tiêu dùng khi mua rau?

- Người tiêu dùng không nên dùng rau trái mùa; không dùng rau có kích thước, màu sắc hình dạng trái với tự nhiên; rau củ nên gọt vỏ, rau lá phải rửa nhiều lần. Không nên dùng rau sống, bởi ngoài chất kích thích tăng trưởng, rau sống còn mang nhiều nguy cơ như giun sán.

Về phía cơ quan quản lý nhà nước, Bộ Nông nghiệp đã giao cho Cục xây dựng đề cương về khảo nghiệm thuốc kích thích tăng trưởng GA3 trên rau, để từ đó đưa ra một kết luận chính xác nhất cho người dân. Sáng nay Bộ đã thành lập Hội đồng khoa học họp để thông qua đề cương này. Chiều thứ 7 tới, sau khi xong Cục sẽ tiến hành khảo cứu ngay. Rau cải và xà lách sẽ là đối tượng thí nghiệm.

Thứ Sáu, 22 tháng 2, 2008

Chồng là gì? Vợ vào đây đọc nhé...

Trước khi cưới:


Sau khi cưới:


  • Chồng là người trước khi cưới thường đến chỗ hẹn sớm hơn nhưng sau khi cưới lại về nhà muộn hơn.
  • Trước khi cưới, chàng thường để ý đến khuôn mặt người yêu xem có xinh đẹp không; nhưng sau khi cưới lại hay để ý xem vợ có biết nấu nướng hay không.
  • Chồng là người trước khi cưới thường tặng hoa hồng cho người yêu, sau khi cưới lại đưa lương cho vợ.
  • Chồng là người trước khi cưới giống như một thiên thần, sau khi cưới giống như một ông chủ.
  • Chồng là người trước khi cưới thường chú ý ăn mặc chải chuốt trước mặt người yêu nhưng sau khi cưới lại biến thành một người luộm thuộm cẩu thả.
  • Chồng là người trước khi cưới có thể ngồi hàng giờ nghe bạn ba hoa về những câu chuyện không đầu không cuối; nhưng cưới vợ về rồi thì chỉ thích người khác nghe mình nói.
  • Chồng là người trước khi cưới thường bị người yêu tra khảo về các mối quan hệ; nhưng cưới vợ về rồi thì chuyển sang tra khảo vợ.
  • Chồng là người trước khi cưới khen vợ tương lai của mình đẹp nhất, cưới vợ rồi lại khen vợ... hàng xóm đẹp.
  • Chồng là người trước khi cưới đi chơi với cái ví nặng tiền, sau khi cưới trong túi chỉ còn lại vài đồng xu lẻ, sau khi đã tốn cho rượu và một số cảm hứng khác!